image banner
Nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá
Lượt xem: 966

(binhthuan.gov.vn) Mặc dù thời gian qua, còn nhiều khó khăn trong việc cai nghiện thuốc lá, nhưng hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ở Bình Thuận có sự thay đổi tích cực.

Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập vào ngày 29 tháng 4 năm 2020 cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể như: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày.

Hàng năm, cả nước có không ít số lượng người chết do các bệnh từ thuốc lá gây ra; đồng thời, gây ra gánh nặng về kinh tế cho người sử dụng, gia đình và xã hội. Vì vậy, thực hiện chương trình phòng chống tác hại thuốc lá nhằm kiểm soát, giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Tháng 5/2013, Bình Thuận đã bắt đầu triển khai Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và nhận sự hỗ trợ từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế từ năm 2015. Suốt thời gian qua, gần 8.000 người, gồm cán bộ UBND các cấp, thanh tra liên ngành, cán bộ y tế, y tế thôn bản, cộng tác viên, giáo viên, chủ nhà hàng, khách sạn… đã tham gia 176 lớp tập huấn. Nội dung tập huấn là phố biến Luật phòng chống tác hại thuốc lá; tác hại thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử; cách cai nghiện; xây dựng môi trường không thuốc lá tại bệnh viện, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch…; quy trình xử phạt vi phạm hành chính; kỹ năng truyền thông trực tiếp, kỹ thuật đăng tin, bài trên mạng xã hội về phòng chống tác hại thuốc lá. Cùng với đó, nhiều cuốn sách, băng rôn, áp phích, panô đề cập tác hại thuốc lá ảnh hưởng bệnh tim mạch, phổi, sức khỏe sinh sản….

Từ những nỗ lực tập huấn, truyền thông bằng nhiều hình thức, hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ở Bình Thuận đã và đang có sự thay đổi tích cực. Cụ thể, số người hút thuốc lá chủ động giảm 12,2%; người dưới 20 tuổi bắt đầu hút thuốc giảm 30,6%; người đang hút cố gắng bỏ thuốcng 39,5%; tăng 9,8% số người có hiểu biết về tác hại của hút thuốc lá. Riêng số người biết hút thuốc thụ động mắc bệnh lý nghiêm trọng thì không tăng, không giảm.

Mặc dù công tác truyền thông được đẩy mạnh, đa số người dân đều biết và hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, tuy nhiên việc cai nghiện thuốc không dễ dàng với người hút thuốc lá. Thậm chí, có người bỏ hút được vài tháng, thì hút trở lại.

Theo Tổng Hội Y học Việt Nam, nghiện thuốc lá là một bệnh nhưng chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở y tế triển khai tư vấn và điều trị cai nghiện thuốc lá. Thiếu các loại thuốc thiết yếu trong điều trị nghiện thuốc lá. Kinh phí triển khai hoạt động tư vấn, điều trị cai nghiện chủ yếu do Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về lợi ích cai nghiện thuốc lá còn hạn chế. Các cơ sở y tế chưa quan tâm, chủ động triển khai tư vấn cai nghiện này tại cơ sở. Nếu có, thì nhân lực kiêm nhiệm, dẫn đến khó khăn khi theo dõi, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình cai nghiện thuốc lá. Thêm vào đó, chính sách phụ cấp, tiền công cho nhân viên tư vấn, cán bộ y tế kiêm nhiệm chưa có.

Để triển khai các hoạt động truyền thông, kiểm soát việc hút thuốc lá, giám sát việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, cần có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn thể người dân. Đây là việc làm thường xuyên, cung cấp thông tin cho người dân thấu hiểu tác hại thuốc lá, chung tay cùng ngành y tế chống lại tác hại. Từ đó người dân dần dần cai thuốc và bỏ hút thuốc lá. Đây là chia sẻ của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam.

Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận cho biết: “Ngành Y tế sẽ phối hợp các đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân hiểu biết thêm về tác hại của thuốc lá đến sức khỏe. Cũng như thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua kiểm tra, giám sát, ngành y tế tỉnh sẽ nắm bắt được tình hình đơn vị tổ chức thực hiện phòng chống tác hại thuốc lá như thế nào và có hướng khắc phục”.

Hữu Tri

Video tuyên truyền
  • Hướng dẫn nộp hồ sơ Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID của Bộ Công an
  • Năm du lịch quốc gia Bình Thuận 2023
  • Bãi biển lagi ở Bình Thuận rất đẹp
  • Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết
  • Bình Thuận Nông thôn mới 12-9-2019
  • Buổi sáng nơi Cảng cá Cồn Chà Bình Thuận
  • Đảm bảo hoạt động kinh tế và đời sống tại Bình Thuận phát triển ổn định
  • Phóng Sự Làng Chài Mũi Né
  • Khu du lịch Biển Đá Vàng
  • Du lịch Tà Cú - Bình Thuận
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1